SO SÁNH CÁC LOẠI GỖ MDF, AFC, HDF, ​​CDF, PLYWOOD AN CƯỜNG

SO SÁNH CÁC LOẠI GỖ MDF, AFC, HDF, ​​CDF, PLYWOOD AN CƯỜNG

SO SÁNH CÁC LOẠI GỖ MDF, AFC, HDF, ​​CDF, PLYWOOD AN CƯỜNG

0 cart

Giỏ hàng

SO SÁNH CÁC LOẠI GỖ MDF, MFC, HDF, POLYWOOD, WPB AN CƯỜNG | NỘI THẤT MCQUEEN HOME

 

Vật liệu là yếu tố quyết định vẻ đẹp cũng như độ bền của sản phẩm nội thất. Mỗi một loại vật liệu đều có kiểu dáng, đặc điểm và giá thành khác nhau, do đó tùy vào nhu cầu sử dụng mà KH lựa chọn loại vật liệu phù hợp với mình. Hiện nay gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sử dụng phổ biến, với giá thành phải chăng, cũng như đảm bảo được sự đa dạng, các yêu cầu thi công nội thất công trình. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

 

Gỗ công nghiệp được ép từ dăm gỗ hoặc bột gỗ tự nhiên với các loại chất phụ gia để tăng độ cứng. Mặt ngoài của tấm gỗ công nghiệp thường được phủ một lớp Melamine, Acrylic bóng gương hoặc Laminate nhám. Gỗ công nghiệp An Cường là loại gỗ có chất lượng cao, đã được kiểm chứng qua rất nhiều công trình, có thể chịu ẩm, không bị cong vênh, không bị nứt mẻ và cực kì bền màu, đạt tiêu chuẩn E1 quốc tế, an toàn cho người sử dụng và độ bền lên đến 20 năm. 

Gỗ công nghiệp An Cường có 6 loại phổ biến sau:

 
• Gỗ MFC
• Gỗ MDF
• Gỗ HDF
• Gỗ Plywood
• Gỗ WPB (Water Proof Board)
• Gỗ Black HDF hay là gỗ CDF (Compact Density Fiber Board)
 
 

1. GỖ MDF 

 
MDF (Medium Density) là ván sợi mật độ trung bình - loại gỗ được sản xuất bao gồm việc sử dụng các sợi gỗ được làm từ việc phá vỡ phần còn lại của gỗ cứng và gỗ mềm. Sau đó, những sợi gỗ này được kết hợp với sáp và chất kết dính dưới nhiệt độ và áp suất lớn, và tạo thành các tấm gỗ.
Cấu tạo của gỗ MDF gồm: bột sợi gỗ, bộn độn vô cơ, parafin wax, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc).
 
 

 
 
Các loại gỗ MDF: Có khá nhiều loại Gỗ MDF, tuy nhiên hiện nay trên thị trường có 2 loại phổ biến dùng trong sản xuất nội thất là: 
 
• Gỗ MDF thường -  MDF lõi vàng, cốt gỗ này sẽ không có khả năng chống ẩm. Vì thế thường được sử dụng trong nội thất để ở những nơi khô ráo như: tủ quần áo, bàn làm việc, giường ngủ, bàn học.....
 
• Gỗ MDF chống ẩm - MDF lõi xanh còn được gọi với tên khác là HMR (High moisture Resistance) trong thành phần của gỗ sẽ có đôi chút khác biệt với MDF lõi vàng. Vì sẽ có thêm các chất phụ gia chống ẩm, và được kí hiệu là màu xanh. Gỗ có khả năng chống ẩm nên được dùng nhiều trong các hạng mục tủ bếp, tủ lavabo, cửa phòng, vách ngăn....
 
 
 
Ưu điểm
 
• MDF sẽ không bị cong vênh, không co ngót do thời tiết, độ ẩm và va đập mạnh. Vì thế đồ nội thất sẽ ổn định vè hình dạng không bị biến đổi.
• Trong thành phần sẽ có thêm các chất phụ gia chống mối mọt. Vì thế so với gỗ tự nhiên, gỗ MDF sẽ có khả năng chống mối mọt tốt hơn hẳn.
• Nhờ vào quy trình sản xuất dưới áp lực lớn và nhiệt độ cao. Vì thế gỗ công nghiệp có khả năng chống va đập tốt, chịu lực tốt.
• MDF được làm từ các hạt rất mịn, do đó các hạt không dễ thấy.
• Gỗ MDF có một bề mặt mịn rất lý tưởng để kết hợp với các loại chất liệu phủ bề mặt khác nhau như: Acrylic, Lamineta, sơn 2K....Nhờ vậy mà gỗ trở nên đẹp hơn, có khả năng chống thấm bề mặt hiệu quả.
• Có số lượng nhiều và đồng đều, thời gian gia công nhanh.
• Nó có khả năng chống côn trùng một phần do sử dụng nhiều hóa chất khác nhau.
• MDF có giá cả phải chăng và hiệu quả về chi phí so với những loại khác.
• MDF có bề mặt mịn nên rất khó giữ vít hoặc các vật liệu khác
 
Nhược điểm
 
• MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai
• Không thể trạm trổ được các họa tiết hay chi tiết quá phức tạp như gỗ tự nhiên.
• Vì được sản xuất hàng loạt với các độ dày quy định sẵn như 6mm, 9mm, 17mm... Thế nên nếu muốn độ dày lớn hơn cần phải xếp nhiều tấm lại với nhau.
• Không có khả năng chống nước, nếu ngâm gỗ MDF quá lâu trong nước các sợi gỗ có thể bị phồng và bị bung nở ra.
 
Ứng dụng
 
• Trong nội thất gia đình: Thường được sử dụng để sản xuất tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ, kệ tivi, bàn làm việc...
• Trong nội thất văn phòng, bệnh viện, trường học: Thường được sử dụng để sản xuất bàn làm việc, kệ sách, ghế văn phòng, giường bệnh nhân...
• Ngoài ra gỗ MDF còn được ứng dụng làm cửa phòng, cửa toilet, vách ngăn phòng...
 
 

2. GỖ MFC

 
MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard - được cấu tạo từ cốt gỗ ván dăm và tấm phủ bề mặt melamine. Nguyên liệu chính để làm gỗ ván dăm là được làm từ các loại gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su,... và những phế liệu gỗ trong quá trình chế biến như mùn cưa, bìa bắp, phoi bào,... Để sản xuất ra được gỗ MFC, người ta thường sử dụng máy nghiền để nghiền gỗ thành dăm gỗ sau đó trộn với keo chuyên dụng để ép thành những tầm ván có độ dày mỏng khác nhau
 
 
 

 

 
 
 
Gỗ MFC có 2 loại:
 
• Gỗ MFC thường - được khuyến cáo sử dụng để làm nội thất nhà ở, văn phòng, chung cư, trường học
• Gỗ MFC chống ẩm - thường sử dụng cho những khu vực có độ ẩm cao hơn như tủ bếp, tủ lavabo
Cách phân biệt 2 loại gỗ này: Gỗ MFC chống ẩm có lõi màu xanh lá cây và thường nặng hơn gỗ MFC thường.
 
 
Ưu điểm
 
• Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
• Gỗ MFC cung cấp bề mặt phẳng và mịn để dán các tấm trang trí hoặc veneer gỗ. 
• Có khả năng giữ vít và đinh nhiều hơn so với MDF
• Dễ dàng được gia công
• Do đặc tính nhẹ, ván dăm có thể vận chuyển và xử lý.
• Hạn chế được tình trạng mối mọt, cong vênh, bong tróc
• MFC dễ bảo quản và lau chùi
• MFC thân thiện với môi trường
 
Nhược điểm
 
• MFC theo thời gian có thể bị bay mất màu
• Khả năng chịu nước kém, có thể bị phồng rộp, bung nở khi bị tiếp xúc quá lâu với nước
• Gỗ MFC có độ bền thấp
• Khả năng chịu mài kém
• Hạn chế về độ dày, mỗi tấm ván chỉ được tạo ra với kích thước tiêu chuẩn để có thể đảm bảo được độ cứng nhất định.
 
Ứng dụng
 
Gỗ công nghiệp MFC có ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt là trong nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư,..
• Đối với nội thất văn phòng và gia đình nên sử dụng gỗ MFC tiêu chuẩn, còn những khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh thì nên sử dụng gỗ MFC lõi xanh chống ẩm
 
 

3. GỖ HDF

 
Gỗ HDF (High-Density-Fiberboard) là loại gỗ tự nhiên thường được nghiền mịn và trộn với keo chuyên dụng kết hợp với các chất phụ gia để tăng độ cứng cho gỗ và chống mối mọt. Sau khi trải qua quá trình xử lý, ván sẽ được cắt theo kích thước của gỗ công nghiệp và được phủ một lớp melamine và sợi thủy tinh để giữ màu và giúp vân gỗ bền đẹp và không bị trầy xước. 
Cấu tạo của gỗ HDF: Gỗ HDF là loại gỗ được làm từ 80-85% là gỗ tự nhiên và tận dụng những nguyên liệu như vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày để làm nguyên liệu chính, cấu thành cốt gỗ tấm.
 
 

 
Gỗ HDF của An Cường có 2 loại phổ biến: 
 
• Gỗ HDF chống ẩm: Ván HDF có độ nén cao hơn MDF có tỷ trọng trung bình là >= 800kg/m3. HDF thường được sử dụng cho sản xuất ván sàn vì khả năng chịu lực cao và chống ẩm tốt.
• Gỗ Black HDF siêu chống ẩm: Ván HDF có tỷ trọng trung bình là >= 830kg/m3. Tuy nhiên Black có màu đen được sử dụng cho vách toilet hay là những sản phẩm nội thất cần độ chịu lực và độ chống va đập cao.
 
 
 
Ưu điểm
 
• Khả năng chống mối mọt, cong  vênh cao.
• Gỗ công nghiệp HDF chống xước, chống ẩm khắc phục tốt các khuyết điểm của gỗ tự nhiên
• Đặc tính cách âm và cách nhiệt của gỗ HDF tốt
• Độ cứng của gỗ cao, chịu được tải trọng khá lớn
• Khả năng bắt vít của HDF khá tốt nên các sản phẩm nội thất luôn có độ bền cao
• Nó có thể dễ dàng sơn hoặc ép cho các bề mặt trang trí như veneer, laminate, melamine,... Bề mặt nhẵn, mịn và đồng đều.
• Bề mặt của gỗ HDF có thể tạo ra các sợi và đường vân gần như gỗ thật. 
• Hơn 80% được làm bằng gỗ tự nhiên nên gỗ HDF không chỉ thân thiện với cơ thể của con người mà còn thân thiện với môi trường.
 
Nhược điểm
 
 
• Rất khó để phân biệt HDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.
• Nhạy cảm với nhiệt độ cực cao. HDF không hoạt động tốt ở nhiệt độ cao nên không thích hợp để sử dụng ngoài trời.
• Chỉ thi công nội thất dạng phẳng hoặc kết hợp với nẹp để tạo điểm nhấn, mà không phải loại phào chỉ nào cũng có được.
 
Ứng dụng
 
• Gỗ công nghiệp HDF thường được cho sản xuất ván sàn, vì ván sàn lát dưới nền nhà nên cần sự chịu lực cao và chống ẩm tốt.
• Ví dụ: tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, cửa ra vào,... Và cũng được sử dụng để làm sàn gỗ do tính ổn định và mật độ cao.
 
 
 
4. GỖ PLYWOOD
 
Gỗ Plywood là loại gỗ được chế tạo bằng cách liên kết các tấm gỗ veneer lại với nhau thành một miếng chắc chắn.
Cấu tạo của gỗ Plywood: Loại gỗ này được tạo ra từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước và được xếp chồng lên nhau sau đó kết dính bằng loại keo đặc biệt chuyên dụng.
 
 

Các loại ván gỗ từ Plywood:
 
• Ván ép gỗ mềm: Được làm từ các loại gỗ như: gỗ bạch dương, gỗ thông.
• Ván ép gỗ cứng: Được làm từ các loại gỗ như: gỗ cây lauan, gỗ của cây bulô, gỗ cây dái ngựa.
 
Ưu điểm
 
• Ván ép được phủ một lớp veneer chất lượng tốt và có màu gần giống gỗ tự nhiên và rất dễ sơn.
• Khả năng chống thấm nước cực tốt nên ít bị hư hỏng
• Có độ bền cao, độ cứng tốt
• Khả năng chịu lực kéo cực tốt
• Ván ép giữ chặt vít vì nó được tạo thành từ nhiều lớp và mỗi lớp giúp vít giữ chặt hơn
• Loại gỗ này có nhiều kiểu dáng và độ dày khác nhau
 
Nhược điểm
 
• Ván ép đắt hơn MDF
• Rất khó để tạo ra các thiết kế bằng ván ép, vì rất khó để có được những đường cắt mịn hoàn hảo trên đó
• Các mảnh ván ép dễ dàng bị vỡ vụn 
• Ván ép không thể tiếp xúc với thời tiết ẩm ướt hoặc ngâm trong nước trong một thời gian dài. 
• Bề mặt ván ép nếu sơn không tốt có thể bị bong tróc
 
Ứng dụng
 
Gỗ Plywood được ứng dụng rộng rãi vào trong việc thiết kế nội thất nhà ở, chung cư, văn phòng,... Nó được dùng để sản xuất các đồ dùng nội thất như giường ngủ, tủ quần áo, bàn làm việc, ghệ tivi,...
 
 
5. GỖ WPB (Water Proof Board) 
 
• Là loại gỗ được kết cấu bởi gốc nhựa. Vân gỗ WPB có trọng lượng rất nhẹ và có khả năng chống nước tốt.
• Gỗ WPB được sử dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo, trang trí nội thất-ngoại thất, đặc biệt là các thiết kế cửa chống nước, tủ bếp, vách vệ sinh,... 
• Loại gỗ này có độ bền vượt trội, đặc biệt là không bị cong vênh, mối mọt, ẩm mốc và rất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
 

 

 
 
 
6. GỖ BLACK HDF / GỖ CDF (Compact Density Fiber Board) 
 
Gỗ CDF hay gỗ Black HDF là loại gỗ có khả năng chịu ẩm, chịu nước cực kỳ tốt, nên loại gỗ này rất phù hợp để sử dụng cho những không gian ẩm như nhà tắm, các vách ngăn vệ sinh, tủ bếp,... 
• Bề mặt của loại gỗ này có đa dạng về màu sắc. Lõi ván được nhuộm màu giúp cho các chi tiết cắt trang trí trông được thẩm mỹ hơn.
• Có thể dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
 
 
 

 

 

 

CHẤT LIỆU BỀ MẶT GỖ CÔNG NGHIỆP

 
Bề mặt gỗ công nghiệp An Cường được sử dụng trong sản xuất thiết kế nội thất hiện nay nổi bật bởi các bề mặt Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer. Với các chất liệu khác nhau, ưu điểm, đặc tính riêng biệt, cho nên các bề mặt này được ứng dụng khác nhau tùy theo sở thích sử dụng của từng người.
 
Đặc điểm chung của các bề mặt này đều được sử dụng lên các loại ván công nghiệp như: MFC, MDF, HDF,... ván gỗ thường hoặc chống ẩm.
 

1. MELAMINE

 
Cấu tạo bởi lớp giấy nền mỏng kết hợp lớp keo cho ra bề mặt giả gỗ. Màu sắc Melamine của An Cường có sẵn 300 màu, đa dạng nhiều loại vân khác nhau như solid, vân gỗ tự nhiên, vân đá, vân da,…với đặc tính chống trầy nhẹ, bề mặt phẳng nhẵn, sử dụng để trang trí trên bề mặt ván gỗ.
 
Đây là loại vật liệu có giá mềm nhất trên thị trường hiện nay. Được ứng dụng rộng rãi cho mọi công trình, sử dụng nhiều trong nội thất chung cư, căn hộ, nội thất văn phòng, làm tủ bếp, tủ quần áo, kệ trang trí, giường ngủ,...
 
 
Ưu điểm của Melamine:
 
• Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí
• Màu sắc đa dạng, dễ phối màu
• Bề mặt phẳng mịn phủ được trên nhiều loại ván
• Sử dụng thiết kế phong cách hiện đại, basic đều được
 
 
    
 
 
Nhược điểm: Sử dụng chất liệu Melamine tiết kiệm chi phí, tuy nhiên bề mặt mỏng nên khi chà xát mạnh sẽ bị trầy, nếu dán không chuẩn sẽ bị bong ở mép cạnh.
 
 
 

2. LAMINATE

 
 
Loại vật liệu cao cấp, nhiều màu sắc và dày hơn Melamine, có loại đồng màu để phù hợp cùng tone màu Melamine. Được cấu tạo bởi 3 lớp: Overlay, giấy Decorative Paper, Kraft Papers. Độ dày của vật liệu Laminate từ 0,6 - 1,3mm.
 
Laminate có giá thành cao hơn so với Melamine, các loại sản phẩm đa dạng: uốn cong, chống hóa chất, loại tiêu chuẩn.
 
 
Ưu điểm của gỗ Laminate
 
  • Với đặc tính chống trầy xước tốt, chịu được nhiệt độ cao, va đập, hóa chất, mẫu mã đa dạng lên tới 800 mẫu, độ bền lên tới hàng chục năm, là loại vật liệu cao cấp được tin dùng nhiều hiện nay.
  • Các màu sắc giống vân gỗ tự nhiên - vẻ đẹp của thiên nhiên kết hợp xu thế thiết kế nội thất hiện đại cho ra các bản phối màu có một không hai, đầy ấn tượng.
 
 

 
Tủ bếp phủ Laminate An Cường vân gỗ Laminate
 

Tủ bếp màu vân gỗ kết hợp vân đá
 
 
 

3. ACRYLIC

 
Đây là loại vật liệu cao cấp, thẩm mỹ nhất hiện nay. Nhận biết nổi bật bởi độ bóng gương, phẳng nhẵn cao gấp đôi so với bề mặt gỗ phủ sơn, các màu của chất liệu Acrylic đều vô cùng bắt mắt. Độ dày lên tới 2mm, vật liệu dễ lau chùi, chịu được xước nhẹ, đa dạng màu đơn sắc, vân gỗ tự nhiên, giả xước, nhũ kim,... tạo cảm giác không gian mở ngập tràn ánh sáng, tối ưu hóa các góc chật hẹp.
 
 

Màu sắc Acrylic từ đơn sắc đến vân gỗ
 
 
Ưu điểm của gỗ phủ Acrylic:
 
• Độ phủ bóng gương sắc nét vô cùng bắt mắt
• Màu sắc đa dạng, tính thẩm mỹ cao, không thấm nước
• Có thể phủ lên được nhiều loại ván: MFC, MDF, HDF, WPB
• Thiết kế ứng dụng cho làm cửa tủ bếp, tủ quần áo làm tăng ánh sáng cho ngôi nhà
• Tăng giá trị của ngôi nhà trở nên hiện đại, sang trọn hơn.
 
Nhược điểm: Bề mặt Acrylic An Cường khi thi công chi phí khá cao, thường dùng làm mặt cánh, mặt dựng cho các đồ nội thất bởi bề mặt Acrylic không chịu được lực xước mạnh, dễ trầy khi va chạm với vật sắc nhọn. Tuy nhiên, Acrylic bóng gương sẽ giúp ngôi nhà trở nên sang và sáng hơn, tăng độ thẩm mỹ.
 
 
 

Tủ bếp Acrylic màu xanh dương
 

4. Veneer

 
Veneer là gỗ được lạng mỏng từ tấm gỗ tự nhiên, phủ keo lên bề mặt để dán trên các tấm gỗ công nghiệp. Công nghệ ép tiên tiến của An Cường giúp tấm Veneer đạt chiều dài lên tới 3-4m. Code sử dụng là các loại ván MFC, MDF, HDF, cho nên nhìn bề mặt gỗ Veneer gần giống loại nguyên tấm gỗ tự nhiên.
Giá thành của vật liệu Veneer khá cao, thích hợp cho các thiết kế nội thất muốn tông màu gỗ tự nhiên mà chi phí thấp hơn dùng gỗ tự nhiên thật. 
 
 

 
 
Ưu điểm của gỗ Veneer
 
• Bề mặt giống như gỗ tự nhiên thật, vân màu sắc nét.
• Nội thất gỗ Veneer không bị cong vênh như gỗ tự nhiên.
• Bề mặt có thể uốn cong, làm được những đồ nội thất có kích thước phức tạp.
• Có thể ghép trang trí vân chép, vân ngang, dọc, đảo vân,… Tạo nên nét đẹp hiện đại, phá cách.
• Có thể ứng dụng làm đồ gỗ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ hoặc vách trang trí nhà ở, văn phòng.
• Vật liệu sẵn có, thi công nhanh chóng, tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức.
• Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên loại cao cấp.
 
 
Nhược điểm của gỗ Veneer
 
• Tính chịu nước kém.
• Dễ bị vỡ, mục trong thời tiết nồm, ẩm kéo dài hoặc va đập mạnh.
• Dễ bị hư hỏng, rạn nứt nếu phải di chuyển nhiều.
• Nếu trình độ nhân công kém, đồ nội thất Veneer sẽ rất dễ để lộ những vết dán cạnh cẩu thả, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đồ nội thất.
 
 

 

Chia sẻ:
2018 Copyright © McQueen Home. Thiết kế website bởi webmoi.vn
Đang online: 1135   |   Tổng truy cập: 9338440
home mess zalo phone